Kiến Thức Cơ Bản Về Đồng Hồ, Bạn Nên Biết ( Tiếp Theo)
Ở bài viết “3 kiến thức cơ bản về đồng hồ đeo tay, bạn nên biết”, chúng tôi đã chia sẻ về phân loại đồng hồ: nhà sản xuất, máy của đồng hồ và mặt kính đồng hồ. Bài viết này, TOPBOP sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về: dây đeo, đáy đồng hồ, vành đồng hồ và mặt số. Mời bạn cùng theo dõi nhé!
Dây đeo đồng hồ
Là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành nên một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh. Hiện nay, dây đeo đồng hồ được cấu tạo từ một số chất liệu phổ biến sau:
Dây Inox hay thép không gỉ( Stainless Steel): bền, không bị oxy hoá hay gỉ.
Dây mạ: là loại dây làm bằng thép thường hoặc bằng đồng, được mạ bóng. Loại dây này theo thời gian sẽ bị oxy hoá.
Dây hợp kim Titanium: nhẹ, bền, không oxy hoá, màu trắng mờ.
Dây da (Leather Band)
Dây da thường
Dây da cao cấp: Da cá sấu – Crocodile leather band, thường được sử dụng cho các thương hiệu đồng hồ cao cấp
Các loại dây khác: Dây nhựa, dây vải tổng hợp, dây cao su, dây silicon, dây metal, dây nilon (các loại đồng hồ thời trang dành cho thanh thiếu niên hay cho đồng hồ thể thao, bấm giờ).
Đáy đồng hồ
Đáy cũng là một bộ phận không thể thiếu cấu thành nên chiếc đồng hồ đẹp, cao cấp. Đáy đồng hồ thường được làm bằng thép không gỉ hoặc hợp kim Titanium. Một số mẫu vành đồng hồ nổi tiếng hiện nay phải kể đến:
Đáy cậy: Chống nước trung bình, một vài loại chuyên dụng chống nước tốt
Đáy xoay (vặn ren): Chống nước tốt
Đáy bắt vít: Chống nước trung bình, một vài loại chuyên dụng chống nước tốt
Đáy lắp kính (See through back) vặn ren hoặc ép gioăng có thể nhìn rõ bộ máy bên trong: chống nước trung bình
Xem thêm: Đi Khắp Thế Giới Cùng Đồng Hồ Luminox Cao Cấp
Vành đồng hồ (Bezel)
Đây là bộ phận nằm giữa vỏ và mặt kính của đồng hồ, thường được làm từ thép không gỉ hoặc một số chất liệu khác. Các loại vành đồng hồ hiện nay gồm:
Vành trơn
Vành gắn hạt: Hạt gắn có thể là hạt nhựa, đá trắng, đá màu, hay đá quý như đá Sapphire hay kim cương.
Vành chống xước: được làm bằng hợp kim Tungsten hay Ceramic
Vành chia độ, hướng la bàn (đồng hồ thể thao)
Vành cố định và vành xoay (ren trong)
Mặt số (Dial)
Mặt số thường được làm từ thép sơn màu, thép mài bóng hoặc khảm trai. Mặt số đồng hồ thường có các kiểu dáng sau:
Mặt số không lịch
Mặt số có lịch ngày hoặc lịch thứ (Day & Date Function)
Mặt số Chronograph: Có kim tính giây, phút, phần mười giây của giờ thể thao hoặc có kim chỉ lịch ngày, lịch thứ, lịch tháng
Mặt số gắn đá hoặc kim cương
Một số thông số về đồng hồ, bạn cần biết
Mức độ chịu áp suất nước của đồng hồ
Đơn vị đo khả năng chịu áp suất nước hay còn được gọi là khả năng chống vào nước của đồng hồ được in trên mặt số (dial) hoặc khắc vào mặt sau của đồng hồ. Các ký hiệu thường gặp bao gồm: Bar, ATM, Metres, Feet hoặc M (met) tùy thuộc vào vùng lãnh thổ hoặc hãng sản xuất đồng hồ. Mỗi Bar hay ATM tương đương 10m ở độ sâu dưới mặt nước.
3 bar (30 metres/100 feet) hoặc ghi là Water Resistance - Chỉ chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa nhỏ.
5 bar (50 metres/167 feet) - Được sử dụng trong bơi lội, lặn sông nước. Không sử dụng được trong lặn biển, chơi các môn thể thao vận động mạnh dưới nước...
10 bar (100 metres/330 feet) - Được sử dụng trong bơi lội, lặn vùng sông nước, lặn biển. Không được sử dụng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh dưới nước...
20 bar (200 metres/660 feet) - Sử dụng được trong bơi lội, lặn vùng sông nước, lặn biển, được sử dụng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh dưới nước....nhưng không được sử dụng lặn biển chuyên nghiệp như người nhái.
30 bar (300 metres/1000 feet) trở lên - Chỉ có trong các loại đồng hồ chuyên dụng cho lặn biển sâu và các công việc liên quan tới mức độ chịu áp suất cao.
Mức độ chịu nước của đồng hồ cũng được phân loại như sau:
Đồng hồ siêu mỏng: Chịu áp suất nước kém
Đồng hồ mỏng (máy mỏng, pin mỏng): Chịu áp suất nước trung bình
Đồng hồ nữ kiểu lắc: Chịu áp suất nước kém hoặc trung bình (3ATM)
Đồng hồ lắp dây da: Thường chịu áp suất nước ở mức trung bình
Đồng hồ thể thao, đồng hồ Chronograph: Thường chống nước tốt đến mức độ áp suất khi bơi, một vài loại chuyên dụng có thể chịu được áp suất trong khi lặn
Đồng hồ có gioăng kính, gioăng núm, gioăng đáy chống nước tốt khi ở trạng thái nguyên bản (khi thay đổi gioăng sẽ bị kém đi)
Xem thêm: 4 Lý Do Nên Sở Hữu Đồng Hồ Luminox Chính Hãng
Kích cỡ thông thường của đồng hồ đeo tay
Kích cỡ thông thường Đồng hồ Nam
Cỡ nhỏ: Nhỏ hơn 36mm (1.42 inches)
Cỡ trung bình: Từ 37mm đến 40mm (1.43 to 1.57 inches)
Cỡ lớn: Từ 41mm đến 46mm (1.65 to 1.81 inches)
Ngoại cỡ: Từ 48mm và có thể lớn hơn (1.89 inches and more)
Kích cỡ thông thường Đồng hồ Nữ
Cỡ nhỏ: Nhỏ hơn 24mm (0.94 inches)
Cỡ trung bình: Từ 24mm to 30mm (0.94 to 1.18 inches)
Cỡ lớn: Từ 31mm to 36mm (1.26 to 1.42 inches)
Ngoại cỡ: Từ 40mm và có thể lớn hơn (1.57 inches and more)
Độ dày vỏ đồng hồ:
Mỏng: Từ 4mm đến 6mm (0.16 to 0.24 inches)
Trung bình: Từ 7mm đến 11mm (0.28 to 0.43 inches)
Dày: Từ 12mm to 14mm (0.47 to 0.55 inches)
Rất dày: Từ 15mm đến 18mm (0.59 to 0.71 inches)
Trên đây là một vài thông tin TOPBOP chia sẻ về các bộ phận chính cấu thành nên đồng hồ, cùng với chất liệu của mỗi bộ phận. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về chính những chiếc đồng hồ mình đang sở hữu hoặc biết cách để lựa chọn đồng hồ sao cho phù hợp với bản thân mình nhất.
Nếu bạn có nhu cầu sở hữu các mẫu đồng hồ hiệu chính hãng, bạn có thể truy cập website: https://topbop.com/ hoặc gọi đến hotline 1800 7225 để được tư vấn nhiệt tình. Ngoài ra, quý khách có thể nhận hỗ trợ từ nhân viên tư vấn tại TPHCM VÀ Hà Nội qua:
⚑ HCM: Tầng 5, Tòa nhà Opera View, 161 Đồng Khởi, Q. 1
⚑ Hà Nội: Tầng 6, Tòa nhà Cornerstone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm
✆ Hotline: 1800 7225 - Tư vấn đặt hàng
ĐỀ XUẤT NỔI BẬT
Đồng hồ Waldhoff - sự kết hợp hoàn hảo từ những vương quốc đồng hồ
Những chiếc đồng hồ Waldhoff đến từ Đức là sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế Thụy Sĩ, bộ máy Nhật Bả...
Ưu Nhược Điểm Của Dây Đồng Hồ Kim Loại Cao Cấp Với Dây Da, Vải
Dây đồng hồ kim loại cao cấp là một trong những lựa chọn hàng đầu của cả nam và nữ khi mua sắm, đặc...